HungVN165158
Vote: 8
Lộ manh mối nước trên sao Hỏa từ mẫu vật đầu tiên NASA thu thập
Hai mẫu đá sao Hỏa đầu tiên do tàu thám hiểm Perseverance của NASA thu thập cung cấp lòng tin vững chắc rằng, nước ngập miệng núi lửa Jezero trong khoảng thời gian dài.
Thông tin do NASA công bố ngày 10.9. Nhà khoa học Julia Goreva thuộc chương trình tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA cho biết trong cuộc họp báo từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) ở Pasadena, California: “Chúng tôi xác định các hạt muối trong đá cho thấy nó đã tiếp xúc với nước".
Trong thông cáo báo chí, NASA lưu ý, việc lắng đọng muối có nghĩa là có thể loại trừ một sự kiện nước đột ngột hình thành ở miệng núi lửa.
"Dường như những tảng đá đầu tiên tiết lộ một môi trường có tiềm năng sinh sống được được duy trì liên tục. Điều quan trọng là nước đã có ở đó một thời gian dài" - Ken Farley, nhà khoa học dự án của sứ mệnh sao Hỏa, nêu trong thông cáo.
Những mẫu đá sao Hỏa được tàu thám hiểm của NASA khoan vào ngày 6 và 8.9 được lấy từ đá hỏa sinh hoặc đá núi lửa. Trước đây, NASA đã biết rằng, nước từng ngập miệng núi lửa Jezero nhưng không rõ là bao lâu.
Tàu thám hiểm Perseverance đã lấy mẫu từ một tảng đá sao Hỏa được NASA đặt tên là Rochette ở sườn núi Artuby. Hai mẫu đá sao Hỏa mà tàu của NASA đã thu thập được lần lượt đặt tên là Montdenier và Montagnac - theo tên một ngọn núi và một vùng của Pháp.
Các nhà khoa học đã chọn khoan đá Rochette sau khi nỗ lực khoan lấy mẫu trước đó thất bại vì đá bị vỡ vụn.
Theo Jessica Samuels, người quản lý sứ mệnh bề mặt Perseverance tại JPL, các mẫu đá sao Hỏa có độ dày tương đương một chiếc bút chì dài 6-6,6cm.
Kate Stack Morgan, phó trưởng nhóm khoa học dự án Perseverance, nói rằng, các mẫu đá sao Hỏa hiện được lưu giữ và niêm kín bên trong tàu thám hiểm để đưa trở lại Trái đất vào năm 2031.
Các mẫu đá sao Hỏa do tàu thám hiểm Perseverance thu thập cuối cùng có thể được thả trở lại bề mặt hành tinh đỏ để một tàu thám hiểm trong tương lai thu thập và đưa vào không gian, từ đó chuyển tiếp cho một tàu vũ trụ khác đưa về Trái đất. Mục tiêu cuối cùng là sử dụng thiết bị tiên tiến trên Trái đất phân tích các loại đá để tìm dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa cổ đại.
"Chúng tôi dự định tiếp tục khám phá miệng núi lửa Jezero trong khoảng hai năm Trái đất. Sau đó, chúng tôi sẽ quyết định về những mẫu muốn mang về đầu tiên" - bà Stack Morgan nói.
2021-09-11T13:41:59Z
Vector1913 | Vote: 1Mình có đọc bài báo trước đây từng nói là dưới bề mặt sao Hỏa chứa một lượng nước đủ lớn mà nếu nó bốc hơi, ngưng tụ và mưa xuống thì đủ để tạo ra biển nước sâu hàng km. Còn nếu toàn bộ nước trên khí quyển sao Hỏa nếu có mưa xuống thì cũng chỉ phủ một lớp nước dày vài trăm cm trên bề mặt. Nói chung là cứ phải bay đến tận nới mới biết được :))
2021-09-11T16:11:16Z
RanBow-Z | Vote: 01 vote nha bạn
2021-09-11T13:47:29Z
Yuu_chan-17 | Vote: 02 vote nha bn ^^
2021-09-12T03:17:03Z