mikkoten157
Vote: 9
Người Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm Người Thời điểm hóa thạch: 0.35–0 triệu năm trước đây TiềnЄЄOSDCPTJKPgN ↓ Akha cropped hires.JPG Một người trưởng thành đàn ông (trái) và đàn bà (phải) từ bộ tộc Akha ở miền Bắc Thái Lan Национальная одежда.JPG Một người đàn ông và đàn bà cư dân Tây Âu Tình trạng bảo tồn
Ít quan tâm (IUCN 3.1) Phân loại khoa học Vực (domain) Eukaryota Giới (regnum) Animalia Phân giới (subregnum) Eumetazoa Nhánh Bilateria Liên ngành (superphylum) Deuterostoma Ngành (phylum) Chordata Phân ngành (subphylum) Vertebrata Phân thứ ngành (infraphylum) Gnathostomata Liên lớp (superclass) Tetrapoda Lớp (class) Mammalia Phân lớp (subclass) Theria Phân thứ lớp (infraclass) Eutheria Liên bộ (superordo) Euarchontoglires Bộ (ordo) Primates Phân bộ (subordo) Haplorrhini Phân thứ bộ (infraordo) Simiiformes Tiểu bộ (parvordo) Catarrhini Liên họ (superfamilia) Hominoidea Họ (familia) Hominidae Phân họ (subfamilia) Homininae Tông (tribus) Hominini Phân tông (subtribus) Hominina Chi (genus) Homo Loài (species) H. sapiens Phân loài (subspecies) H. sapiens sapiens Danh pháp hai phần Homo sapiens Linnaeus, 1758 Phân loài †Homo sapiens idaltu
/> Homo sapiens sapiens Danh pháp đồng nghĩa Danh pháp đồng nghĩa của loài[1][hiện] Loài người (danh pháp hai phần: Homo sapiens, tiếng Latinh nghĩa là "con người thông minh",[2][3] nên cũng được dịch sang tiếng Việt là người tinh khôn[4]) là loài duy nhất còn tồn tại của phân tông Hominina, thuộc lớp Động vật có vú. Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các tư duy trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.
Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn, có sự phân thứ bậc nhất định xác định từ cọ xát và truyền thống. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi mới về văn hóa như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc.
Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lý cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là một trong những loài có thể sử dụng được lửa (loài chim diều hâu và chim cắt ở Australia có thể dùng lửa để lùa mục tiêu săn mồi vao đích ngắm). Ngoài ra loài người còn có thể nấu ăn, tự may trang phục, và sử dụng khoa học và công nghệ trong đời sống.
Uomo Vitruviano.jpg
Người Vitruvius
Mục lục 1 Thuật ngữ 2 Sinh lý học 3 Di truyền học 4 Vòng đời 5 Chủng tộc 6 Tiến hóa 7 Dân cư, dân số 8 Ăn uống 9 Não bộ 10 Tham khảo 11 Liên kết ngoài 12 Xem thêm Thuật ngữ Loài người còn được gọi là nhân loại. Trong tiếng Việt, chữ "người" còn có thể dùng để biểu đạt cơ thể người (ví dụ: "Cô ấy khoác tấm khăn lên người") hoặc nhân cách ("Người này thật đáng sợ); hoặc để làm đại từ nhân xưng chỉ một người nhưng không phân định giới tính, ví dụ: "người ấy", "người đó"... Một người đàn ông nhỏ tuổi thường được gọi là "cậu bé", người đàn ông trưởng thành là "ông", "anh"... trong khi một người phụ nữ nhỏ tuổi được gọi là "cô bé" và một phụ nữ trưởng thành là "bà", "chị", v.v.
Sinh lý học
Bộ xương người Hình dạng con người về căn bản rất khác nhau. Mặc dù phần lớn được quy định bởi các gene, môi trường xung quanh vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng như chế độ ăn uống và luyện tập. Một người Việt Nam có chiều cao trung bình của nữ là 1,53 m và nam là 1,64 m trong khi một người Bắc Mỹ lại có chiều cao ở nữ là 1,62 m và ở nam là 1,75 m
Con người cũng là một động vật hoàn toàn di chuyển bằng hai chân sau, vì vậy, hai chi trước (được gọi là tay) có thể tự do linh động và dùng vào những việc như cầm nắm một vật, được hỗ trợ bằng ngón tay cái. Tuy nhiên, cấu trúc bộ xương con người vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc giải phóng bằng hai tay, điều này khiến xương sống của con người cong lại thành dạng hình chữ S và tạo nên những khó khăn lúc về già. Mặc dù con người có vẻ như không có nhiều lông so với những loài linh trưởng khác nhưng con người lại có rất nhiều lông mọc ở phía trên đầu (còn gọi là tóc), dưới nách và xung quanh cơ quan sinh dục hơn cả loài tinh tinh. Điều khác biệt chính đó là lông của con người ngắn hơn và có ít màu sắc hơn, vì vậy khó thấy hơn.[5]
Một phụ nữ thuộc bộ tộc Inuit, ảnh năm 1907. Màu tóc của con người và màu da được quyết định bởi sự hiện diện của các sắc tố có tên là melanin. Da của con người có thể có màu nâu đậm cho đến màu hồng, và tóc của con người có thể có màu vàng, màu nâu, cho đến đỏ. Một số nhà khoa học cho rằng sự thay đổi màu da sang một màu tối là một cách của con người nhằm chống lại các tia cực tím vì melanin là một chất chống tia cực tím hiệu quả.[6] Màu da của con người phần lớn là do các điều kiện địa lý xác định, và có sự liên quan đến cường độ và thời gian tiếp xúc với tia cực tím. Da con người sẽ có xu hướng đen đi (rám nắng) để phản ứng với tia cực tím.[7][8]
Một người bình thường cần ngủ ít nhất là trong khoảng 7 đến 8 tiếng đối với người lớn và 9 đến 10 tiếng đối với trẻ em, và những người già chỉ ngủ khoảng 6 đến 7 tiếng một ngày. Những ảnh hưởng không tốt sẽ xảy ra nếu không ngủ đủ giấc. Ví dụ, một người lớn nếu bị giảm thời gian ngủ xuống còn 4 tiếng một ngày sẽ cho thấy những bất thường liên quan đến mặt sinh lý và tâm thần, bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Trong xã hội hiện đại, có xu hướng người ta ngày càng ngủ ít hơn dẫn đến một "hội chứng mất ngủ"
Di truyền học Con người là một động vật có cấu tạo tế bào đầy đủ. Mỗi tế bào người có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Cũng giống như các động vật sinh sản hữu tính khác, thế hệ mới hình thành từ sự thụ tinh của tế bào sinh sản là trứng và tinh trùng, tạo ra hợp tử. Khi thụ tinh thì hợp tử được thừa kế tế bào chất và các bào quan từ tế bào trứng của mẹ, trong đó có DNA ty thể hay mtDNA. Tinh trùng chỉ góp vào DNA nhiễm sắc thể, và bỏ lại các bào quan,... bên ngoài hợp tử. Khi đó mỗi người nhận được 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ, tạo thành 23 cặp. Riêng cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY và ở nữ là XX, do đó, nhiễm sắc thể Y ở nam chỉ được nhận từ cha. Sự kết hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính X và Y cũng khác với ở cặp nhiễm sắc thể thường, là có vùng không tái tổ hợp (NRY) và chỉ tồn tại ở nhiễm sắc thể Y (hay Y-DNA).
Đặc tính vùng không tái tổ hợp của nhiễm sắc thể Y chỉ truyền theo bố, được sử dụng để xác định phả hệ theo bố cho các cá thể đực. Đặc tính DNA ty thể chỉ truyền theo mẹ được sử dụng để xác định phả hệ theo mẹ cho các cá thể cái. Những nghiên cứu về Y-DNA và mtDNA hiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu sự tiến hóa và phát tán của các quần thể người và của loài người nói chung.
Khoa học ngày nay cho thấy con người có trung bình 20.000-25.000 gene và có 98,4% số gene giống với loài động vật gần con người nhất: tinh tinh.[9] Giống như những loài có vú khác, con người có hệ thống xác định giới tính XY, vì vậy, phụ nữ sẽ có nhiễm sắc thể giới tính là XX và đàn ông là XY. Nhiễm sắc thể X lớn hơn và mang nhiều gene hơn nhiễm sắc thể Y, do đó, nhiều bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X như bệnh máu không đông, ảnh hưởng nhiều đến đàn ông hơn.
Vòng đời
Một bào thai trong tử cung người mẹ. Hình phác thảo của Leonardo da Vinci. Vòng đời sinh học của con người bắt đầu từ khi nhau thai hình thành. Qua quá trình thụ tinh (ở con người là thụ tinh trong), một con người mới hình thành. Trứng thường được thụ tinh trong cơ thể phụ nữ cùng với tinh trùng của đàn ông qua quá trình giao hợp, hay như một trong những tiến bộ khoa học gần đây là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng thường được sử dụng. Trứng đã được thụ tinh phân chia liên tục trong tử cung người phụ nữ và trở thành một bào thai. Sau một khoảng thời gian kéo dài khoảng 38 tuần, bào thai đó sẽ dần dần phát triển trở thành một con người thực thụ. Vào thời điểm được sinh ra, bào thai phát triển đầy đủ sẽ ra khỏi cơ thể người phụ nữ và bắt đầu tự hít thở, và được gọi là "trẻ sơ sinh". Vào thời điểm này, hầu hết những xã hội hiện đại đều công nhận đứa bé ấy là một người và được bảo vệ trước pháp luật, tuy nhiên một số khác thừa nhận quyền con người của đứa bé khi nó còn là một đứa bé trong tử cung người mẹ.
So với những loài động vật khác, việc sinh nở của con người phức tạp hơn hẳn, được coi là hệ quả của sự gia tăng kích thước hộp sọ. Những cơn đau kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ hay hơn thế nữa không hiếm, và cũng có thể dẫn đến chấn thương hay cả cái chết đến cho đứa bé hay người mẹ. Mặc dù khả năng đó đã giảm đi rất nhiều trong thế kỉ 20 và 21 trong những nước phát triển vì sự phát triển những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mới. Sinh sản tự nhiên, tuy có độ nguy hiểm rất cao, nhưng cũng rất phổ biến trong những vùng chưa phát triển trên thế giới.
Hai bé gái. Con người sau khi được mang thai khoảng 9 tháng thì có cân nặng khoảng 3–4 kg và cao 50–60 cm.[10] Sau đó, chúng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo và đạt đến sự phát triển sinh dục nhất định. Trẻ em gái thường tiếp tục phát triển đến năm 18 tuổi, trong khi trẻ em trai lại tiếp tục phát triển đến năm 21 tuổi. Cuộc sống của một người có thể được chia thành những giai đoạn quan trọng sau: sơ sinh, thiếu nhi, dậy thì, thanh niên, trưởng thành và già. Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối.
Có những ý kiến khác nhau về tuổi thọ trên Trái Đất. Ở những nước đã phát triển, người ta ngày càng già đi, với độ tuổi trung bình ở mức xấp xỉ 40 tuổi (cao nhất là ở Monaco với mức 45,1 tuổi), nhưng ở những nước thuộc thế giới thứ ba thì độ tuổi trung bình lại là 15-20 tuổi (thấp nhất là ở Uganda với mức 14,8 năm). Tuổi thọ trung bình của con người được ước tính là 77,2 vào năm 2001 ở Hoa Kỳ.[11] Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84,29 năm ở nữ và 78,96 năm đối với nam, trong khi ở Botswana, do dịch bệnh AIDS đang hoành hành tại đây cho nên tuổi thọ chỉ ở mức 30,99 năm với nam và 30,53 năm đối với nữ. Cứ năm người châu Âu thì sẽ có một người sống thọ nhưng phải 20 người châu Phi thì mới có một người sống được hơn 60 tuổi.[12]
Số người có tuổi thọ trên 100 trên thế giới được Liên Hợp Quốc ước tính là khoảng 210.000 vào năm 2002.[13]. Trên toàn thế giới, cứ 81 người đàn ông có tuổi thọ trên 60 tuổi thì có 100 phụ nữ như thế. Và trong số những người thọ nhất thì tỉ lệ đó là 53 nam: 100 nữ.
Một câu hỏi khác là khi nào con người bắt đầu nhận thức và nó sẽ trở nên như thế nào sau khi chết vẫn còn đang được tranh cãi. Nỗi lo sợ cái chết khiến hầu hết loài người cảm thấy bất an và lo sợ. Những lễ chôn cất thường được tổ chức rất trọng thể trong xã hội loài người thể hiện một lòng tin về sự sống sau cái chết hay sự bất tử.
Chủng tộc Xem thêm: phân biệt chủng tộc Con người thường tự phân loại họ thành những chủng tộc khác nhau, mặc dù những bằng chứng khoa học chứng minh về chủng tộc còn gây nhiều tranh cãi. Con người thường phân loại chủng tộc dựa vào tổ tiên hay đặc điểm sinh học, đặc biệt là màu da và những đặc điểm khác trên mặt; ngoài ra còn có các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia mà họ đang sinh sống. Sự hình thành các chủng tộc có thể dẫn đến các cách hành xử khác nhau và những sự phân biệt khác nhau đối với người từ chủng tộc khác, dẫn đến thuyết phân biệt chủng tộc. Do đó, một số xã hội đặt nặng những định kiến của mình về những xã hội khác, trong khi một số khác lại không.
Tiến hóa
Hộp sọ được tái tạo lại của người Bắc Kinh, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus. Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của chi Homo, nhưng đôi khi nó cũng có liên quan đến những sinh vật khác thuộc họ Hominidae hay phân họ Homininae. "Con người hiện đại được giới khoa học cho vào phân loài Homo sapiens sapiens, và là một mở rộng của loài Homo sapiens. Ngoài ra, trong loài Homo sapiens còn có một phân loài khác ngày nay đã tuyệt chủng mang tên Homo sapiens idaltu (nghĩa là "người thông minh ra đời trước").[14]
Loài mang quan hệ gần nhất đối với Homo sapiens là loài tinh tinh và loài tinh tinh lùn. So sánh các sơ đồ gen cho kết quả là "sau 6,5 triệu năm tiến hóa theo những con đường khác nhau, sự khác nhau giữa tinh tinh và con người gấp 10 lần sự khác nhau giữa hai người không có quan hệ gì với nhau nhưng vẫn nhỏ hơn 10 lần so với một con chuột bạch và một con chuột thường". Tuy nhiên trên thực tế, số gen con người giống tinh tinh đến 96%.[15] Người ta cho rằng con đường tiến hóa giữa con người đã đi theo một hướng khác với tinh tinh vào khoảng 5 triệu năm trong khi đối với khỉ đột là 8 triệu năm. Tuy nhiên, một hộp sọ của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis được cho là khoảng 7 triệu năm tuổi, có thể nó của một tổ tiên xa hơn của chúng ta.
Có hai lý thuyết khoa học về sự hình thành nguồn gốc con người hiện đại. Tất cả đều có liên quan đến quan hệ giữa con người và những loài linh trưởng khác. Thuyết một nguồn gốc từ châu Phi[16] cho rằng tất cả loài người hiện đại đều tiến hóa ở châu Phi và về sau, con người sinh sản nhanh lấn chiếm các loài linh trưởng khác trên tất cả mọi nơi trên thế giới. Thuyết nguồn gốc đa vùng cho rằng sự tiến hóa của loài người diễn ra riêng lẻ ở những quần thể Homo erectus tại các vùng khác nhau.
Những nhà di truyền học Lynn Jorde và Henry Harpending của trường đại học Utah đã cho rằng sự khác biệt DNA của hai người vẫn còn rất nhỏ so với ở loài khác, và trong suốt thế Pleistocen, số lượng con người bị giảm xuống rất nhiều, chỉ còn khoảng 10.000 cặp dẫn đến một số lượng rất nhỏ gen được di truyền. Một số nguyên nhân khác cho vấn đề này cũng đã được nêu ra, trong đó nổi bật nhất là thuyết thảm họa Toba.
Sự tiến hóa của con người được đánh dấu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau, bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³; về thể tích, cao hơn gấp đôi tinh tinh hay khỉ đột. Những phần của bộ não con người cũng phát triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ. Những nhà khoa học đang tranh luận về sự quan trọng của cấu trúc bộ não trên cả kích thước bộ não. Một trong những tiến hóa lớn là số răng nanh giảm, hình thành những di chuyển bằng hai chân, sự hình thành của dây thanh và hộp âm giúp phát triển tiếng nói. Ngành nhân loại học vẫn còn nhiều tranh cãi về những tiến hóa và vai trò của chúng thực sự trên một con người hiện đại.[17][18]
Dân cư, dân số Bài chi tiết: Các dòng di cư sớm thời tiền sử
Sơ đồ về sự phát tán của con người cổ dựa vào các bằng chứng về mtDNA. Sơ đồ vẽ với Bắc Cực ở trung tâm và các lục địa được trải ra theo hình phẳng. Các nhà nhân chủng học hiện đại đang chấp nhận rộng rãi rằng loài Homo sapiens được hình thành ở những đồng cỏ châu Phi khoảng 200.000 đến 250.000 năm về trước, là hậu duệ của loài Homo erectus, tiếp tục mở rộng lãnh địa cư trú và rồi thống trị lục địa Á-Âu và khu vực Thái Bình Dương vào khoảng 40.000 năm về trước, cuối cùng là châu Mỹ vào 10.000 năm trước, tức là theo thuyết một nguồn gốc từ châu Phi.[19] Chúng thay thế loài Homo neanderthalensis và loài Homo floresinesis vốn cũng là những hậu duệ khác của loài Homo erectus (chúng đã phát triển khắp lục địa Á-Âu vào hơn 2 triệu năm trước) do có sức sinh sản tốt hơn và tìm kiếm thức ăn tốt hơn.
Những người thượng cổ thường kiếm sống bằng cách săn bắt-hái lượm, một lối sống rất phù hợp với những vùng đồng cỏ châu Phi. Một số nhóm người về sau bắt đầu sống lối sống du mục và thường hay bắt thú vật để nuôi lấy thịt. Về sau nữa, khi lối sống định cư phát triển thì nền nông nghiệp cũng ra đời. Những khu vực định cư chính của con người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, vào lối sống, vào tài nguyên thiên nhiên (như đất đai có phù hợp để gieo trồng hay không, có nhiều cỏ để chăn nuôi hay không, có nhiều thú để săn bắt hay không). Tuy nhiên, con người lại có khả năng thay đổi nơi cư trú của họ bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau. Do đó, sự thay đổi môi trường là nhân tố chủ yếu khiến con người thay đổi nơi định cư sinh sống.
Khoa học kĩ thuật đã cho phép con người thống trị tất cả những lục địa và sinh tồn ở bất cứ thời tiết. Trong những thập niên gần đây, con người đã thám hiểm Nam Cực, dưới biển sâu và ngay cả không gian vũ trụ, mặc dù cư trú lâu dài ở những vùng như thế là chưa hoàn toàn có thể. Với dân số khoảng 7,7 tỉ người, con người là loài đông nhất trong số những loài động vật có vú. Phần lớn người (61%) sống ở châu Á, phần còn lại chia đều cho châu Mỹ (14%), châu Phi (13%) và châu Âu (12%). châu Đại Dương chiếm 0,5% (xem thêm danh sách các quốc gia theo dân số và danh sách các quốc gia theo mật độ dân số).
Sự tồn tại của con người ở những vùng vốn có điều kiện khắc nghiệt đối với cuộc sống như Nam Cực hay ngoài không gian rất hạn chế về mặt thời gian và chỉ tồn tại ở những lĩnh vực thám hiểm, nghiên cứu khoa học, quân sự và công nghiệp. Nhất là sự sống trên không gian vũ trụ, trong quá khứ và hiện tại, chưa có quá 13 người từng sống trên không gian cùng lúc. Giữa năm 1969 và 1972, chỉ có hai người bước đi cùng lúc trên Mặt Trăng. Đến năm 2006, chưa có một thiên thể tự nhiên nào khác có bước chân của con người ngoại trừ Mặt Trăng mặc dù luôn có con người hiện diện trên trạm không gian quốc tế từ ngày 31 tháng 10 năm 2000. Từ năm 1800 đến 2000, dân số con người đã tăng lên 6 lần: từ 1 tỉ lên 6 tỉ. Vào năm 2004, khoảng 2,5 tỉ trên 6,3 tỉ người (39.7%) sống trong những vùng đô thị, và con số này sẽ tăng mạnh trong thế kỉ 21. Vấn đề mà những người trong những đô thị lớn đang gặp phải là ô nhiễm, tội ác và nghèo đói, nhất là ở trung tâm và những khu vực vùng ven.
Ăn uống
Chợ thức ăn Sự cần thiết phải nạp vào cơ thể thường xuyên một lượng thức ăn và nước uống thể hiện một phần văn hóa loài người, và dẫn đến một ngành khoa học thức ăn. Khi không tìm kiếm đủ thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng đói và không tìm kiếm đủ nước uống sẽ dẫn đến tình trạng khát. Cả đói và khát đều có thể dẫn đến cái chết nếu không được giải quyết kịp thời. Bình thường, một người có thể sống được từ 2 đến 8 tuần không cần thức ăn, chỉ dựa vào lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nhưng chỉ tối đa 3 đến 4 ngày không có nước. Trong xã hội hiện đại, hiện tượng béo phì đang tăng nhanh trong dân số đến mức có thể gọi đó là một dịch bệnh, gây những vấn đề lớn đến sức khỏe của con người và gây giảm tuổi thọ ở những nước phát triển và ngay cả ở những nước đang phát triển. Trung tâm điều khiển dịch bệnh quốc gia Hoa Kỳ cho thấy 32% người lớn trên 20 tuổi là béo phì, trong số 66.5% người thừa cân. Béo phì được tin là do một số nguyên nhân khác nhau gây ra mà một trong số đó là ăn quá nhiều.
Người là một loài ăn thịt và ăn rau, nghĩa là một loài có thể ăn cả động vật và cả thực vật. Loài người cổ Homo sapiens là những thợ săn- người hái lượm và đó là cách chính để tìm kiếm thức ăn, kết hợp giữa việc hái những loài thực vật mọc quanh, nấm, trái cây và lao vào cuộc chơi đi săn hay bị săn. Một số người hiện đại chọn con đường ăn chay vì những lý do khác nhau. Họ từ chối ăn thịt vì những lý do tôn giáo, bảo vệ môi trường, đạo đức, và sức khỏe. Người ta tin rằng loài người đã biết dùng lửa để chuẩn bị thức ăn và bắt đầu ăn thức ăn chín từ khi họ hoàn toàn tách ra khỏi loài Homo erectus hay có thể sớm hơn.
Khoảng 10.000 năm trước, con người bắt đầu phát triển nông nghiệp, bắt đầu thay đổi gần như hoàn toàn những gì con người đã ăn trước đây. Điều này dẫn đến việc gia tăng dân số, sự hình thành những thành phố lớn và cùng với sự gia tăng mật độ dân số cũng là sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm. Các loại thức ăn được chế biến và dùng như thế nào cũng rất khác nhau tùy theo thời gian, vị trí và nền văn hóa. Thế kỉ 18 đến 20 đã tạo ra những phát minh rất lớn về chế biến, bảo quản, lưu trữ và vận chuyển thức ăn. Ngày nay, hầu hết bất cứ nơi nào trên thế giới người ta không chỉ có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của nước họ mà còn từ nhiều nước khác nhau.
Não bộ
Não người. Não người là trung tâm của những phản xạ của con người, điều khiển hầu hết những hoạt động của con người. Bộ não điều khiển những phản xạ không điều kiện như điều khiển nhịp tim, tiêu hóa thức ăn,... và cả những phản xạ có điều kiện có ý thức như suy nghĩ, suy luận, lý luận, trừu tượng.[20] Bộ não con người được cho là trung tâm của những hành động có ý thức bậc cao và "thông minh" hơn những loài khác. Trong khi ở những loài động vật khác thì việc sử dụng công cụ gần như là một bản năng, hay cũng chỉ là một sự bắt chước thì kĩ thuật ở con người thì hoàn toàn phức tạp hơn, luôn bao gồm những cải tiến. Ngay cả những công cụ trong xã hội cổ của loài người cũng vô cùng hiện đại hơn bất cứ những công cụ do các loài động vật khác sử dụng.[21]
Khả năng suy luận trừu tượng của loài người có thể là duy nhất trong giới động vật. Loài người là một trong số 6 loài vượt qua bài kiểm tra gương (nhận ra bản thân ở trong gương); trong khi 5 loài còn lại là tinh tinh, tinh tinh lùn, khỉ không đuôi, cá heo và bồ câu. Tuy nhiên, những người dưới 2 tuổi hầu hết đều không vượt qua bài kiểm tra gương như trên.[22]. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng đây là cách phân loại riêng của loài người nhằm thể hiện rằng con người có ý thức về bản thân, trên thực tế nó kiểm tra trí nhớ + thị giác mà thôi. Các loài khác nhau đều có cách này hoặc cách khác để giao tiếp với nhau, và có thể có ý thức ở mức độ nào đó mà loài người vẫn chưa hiểu hết được. Cuộc tranh luận về ý thức của loài người là duy nhất hay không đến nay vẫn còn chưa xác định bằng chứng rõ rệt. Một số nhà sinh học cho rằng loài người chỉ là một trong số hàng triệu phiên bản nhánh tiến hóa trong chủng loài trên Trái Đất và vẫn có thể có khiếm khuyết buộc phải tiến hóa thích nghi, hoặc bị tuyệt chủng như bất kỳ loài vật nào trên thế giới. Rằng lịch sử con người trải qua chỉ chừng 5 -10 triệu năm trong khi có những chủng loài khác đã tồn tại qua những đoạn thăng trầm nhất của lịch sử Trái Đất như loài gián, loài cá mập,... từ rất lâu trước khi con người tồn tại. Vì vậy còn quá sớm để nghĩ rằng ý thức của loài người là tiến bộ nhất, nói như tiến hóa "tồn tại, thích nghi được mới là kẻ mạnh. Phát triển vượt bậc, nhưng không thích nghi thay đổi sẽ bị tự tiêu diệt".
Bộ não con người cảm nhận thế giới qua các giác quan, và mỗi người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những kinh nghiệm của họ, dẫn đến nhận thức sự hiện hữu của bản thân và thời gian. Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng con người không hề có ý nghĩ, mà nó chỉ là kết quả của một số quá trình cảm nhận từ bên trong hay từ bên ngoài, giống như những phần mềm đang chạy song song trên máy tính.[23] Con người đã nghiên cứu rất nhiều về ảnh hưởng của trí tuệ và bộ não, bằng chứng là sự ra đời những môn học như thần kinh học để nghiên cứu những vấn đề về hệ thần kinh, tâm lý học để nghiên cứu những khía cạnh biểu hiện về hình thức bên ngoài, và đôi khi có thể kể thêm môn thần kinh học, một môn học tìm cách chữa những chứng bệnh có liên quan đến những hành vi cư xử bất thường. Môn tâm lý học không quan tâm chú trọng nhiều đến cấu trúc bộ não mà chỉ chú ý nhiều đến quá trình xử lý thông tin của bộ não. Trong thời đại ngày nay, nhờ vào những cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ về cấu trúc bộ não con người đã giúp cho con người phát triển những ngành khoa học đầy triển vọng khác như trí thông minh nhân tạo,...
Quá trình suy nghĩ của con người là trung tâm của ngành tâm lý học và những ngành khác có liên quan. Ngành tâm lý học nhận thức nghiên cứu về sự nhận thức của con người, quá trình mà con người suy nghĩ để dẫn đến một hành vi nào đó. Những khía cạnh khác như cảm giác, khả năng học hỏi, giải quyết vấn đề, trí nhớ, sự tập trung, ngôn ngữ và cả cảm xúc cũng được nghiên cứu rất kĩ càng. Những tiến bộ trong ngành tâm lý học nhận thức được áp dụng rất rộng rãi trong những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Với mục tiêu chính là nghiên cứu sự hình thành tâm lý của con người trong cả cuộc đời, ngành tâm lý học phát triển tìm hiểu cách mà con người hiểu được và phản ứng lại với thế giới xung quanh và sự thay đổi khả năng đó theo thời gian. Ngành này cũng tập trung nhiều đến vấn đề trí thông minh, tính xã hội, sự đạo đức, nhân đạo của một người. Ngành tâm lý học xã hội tìm cách liên kết xã hội học với tâm lý học bằng cách cùng nhau chia sẻ những sự tương đồng và nguồn gốc của những hành vi của con người trong xã hội và cũng nhấn mạnh về vấn đề giao tiếp của con người. Ngoài ra còn có môn tâm lý học tiến hóa để nghiên cứu về hành vi của tất cả con người và loài vật
Tham khảo Human skeleton front en.svg ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. ISBN 0-801-88221-4. ^ Goodman M, Tagle D, Fitch D, Bailey W, Czelusniak J, Koop B, Benson P, Slightom J (1990). “Primate evolution at the DNA level and a classification of hominoids”. J Mol Evol. 30 (3): 260–266. doi:10.1007/BF02099995. PMID 2109087. ^ “Hominidae Classification”. Animal Diversity Web @ UMich. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2006. ^ Hoàng Dung. Cõi trời cõi ta. Falls Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2011. tr 173 ^ Lý do con người không có lông của Nicholas Wade, trên tờ New York Times, ngày 19 tháng 8 năm 2003. ^ Jablonski, N.G. & Chaplin, G. (2000). Sự tiến hóa về màu da của con người Lưu trữ 2012-01-14 tại Wayback Machine (pdf). ^ Harding, Rosalind M., Eugene Healy, Amanda J. Ray, Nichola S. Ellis, Niamh Flanagan, Carol Todd, Craig Dixon, Antti Sajantila, Ian J. Jackson, Mark A. Birch-Machin, và Jonathan L. Rees (2000). Evidence for variable selective pressures at MC1R (Bằng chứng về sự thay đổi áp lực trên gene MC1R). Tạp chí "Human Genetics" của Hoa Kỳ số 66: 1351–1361. ^ Robin, Ashley (1991). Biological Perspectives on Human Pigmentation (Những viễn cảnh sinh học về màu da con người). Nhà xuất bản Cambridge. ^ Britten RJ (2002). “Divergence between samples of chimpanzee and human DNA sequences is 5%, counting indels (Sự khác nhau giữa DNA của người và tinh tinh là 5%)”. Proc Natl Acad Sci U S A. 99 (21): 13633–5. PMID 12368483. ^ Cân nặng khi sinh của trẻ em ^ Tuổi thọ dự đoán ở Hoa Kì, Trung tâm quốc gia số liệu sức khỏe, điều khiển và phòng chống bệnh tật. ^ Sách tra cứu thông tin về thế giới, CIA, Hoa Kỳ ^ Số liệu về tuổi của Liên Hợp Quốc, Nhà xuất bản Liên Hợp Quốc, 28 tháng 2 năm 2002 ^ Những bằng chứng về sự tiến hóa của con người trên mô hình 3 chiều, Philip L. Walker và Edward H. Hagen, Dept of Anthropology, Đại học Santa Barbara, California. ^ ADN của người và tinh tinh giống nhau đến 96%, Clive Cookson, Thời báo Kinh Tế, 13 tháng 8 năm 2005. ^ Eswaran, Vinayak, Harpending, Henry & Rogers, Alan R. Gen cho thấy rằng nguồn gốc của con người là ở châu Phi, Tạp chí Human Evolution. ^ Boyd, Robert & Silk, Joan B. (2003). How Humans Evolved (Con người tiến hóa như thế nào). New York: Norton & Company. ISBN 0-393-97854-0. ^ Dobzhansky, Theodosius (1963). Nhân loại học và khoa học tự nhiên: vấn đề tiến hóa của con người, Tạp chí Nhân loại học hiện đại 4 (2): 138-148. ^ Templeton, Alan (2002). "Rời khỏi châu Phi một lân nữa" Tạp chí Nature 416: 45 - 51. ^ Hình ảnh 3 chiều về bộ não, Cuộc sống bí mật của bộ não, Public Broadcasting Service. ^ Carl Sagan (1978). Con rồng xứ Eden. ISBN 0-345-34629-7. ^ Sự nhận thức và dấu hiệu của vũ trụ, do Dr. Jack Palmer. ^ Dennett, Daniel (1991). Giải thích về sự nhận thức . Little Brown & Co, 1991, ISBN 0-316-18065-3. Liên kết ngoài Wikispecies có thông tin sinh học về Người Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Người. Con người tại Từ điển bách khoa Việt Nam Homo sapiens tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Người tại Encyclopedia of Life Người tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Người 180092 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Linnaeus (1758). “Homo sapiens”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Chú thích có tham số trống không rõ: |last-author-amp= (trợ giúp) Con người và Thiên nhiên. nguồn đây:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di
2021-09-20T15:59:49Z
[deactivated user]| Vote: 11 vote ^-^
bạn nên thêm ảnh cho sinh động nha (hình như bạn mới tham gia duolingo phải ko)
2021-09-20T23:53:59Z
mikkoten157 | Vote: 1thank,đúng rồi 1lingot nha
2021-09-21T01:22:00Z