Yuki-chan_Kazuha
Vote: 13
I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
I. THE FOUNDATION OF ASEAN:
The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) was established on August 8, 1967 after the Foreign Ministers of Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore and Indonesia. Thailand signed the ASEAN Declaration (Bangkok Declaration). On January 8, 1984, Brunei Darusalam was admitted to ASEAN, increasing the number of members of the Association to six countries. Vietnam joined ASEAN on July 28, 1995 at the 28th ASEAN Foreign Ministers' Meeting held in Brunei Darussalam, bringing the total number of ASEAN members to seven. In July 1997, Laos and Myanmar became the eighth and ninth members of the Association. Cambodia joined ASEAN in April 1999, realizing the idea of establishing an Association that includes all Southeast Asian countries.
II. CÁC MỐC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN:
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
Năm 1971: ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực. Theo đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng cam kết phối hợp nỗ lực mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và mối quan hệ gắn bó hơn nữa.
Năm 1976: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN. Mong muốn thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và nâng cao khả năng tự cường khu vực của các nước ASEAN tiếp tục được thể hiện trong Hiệp ước về Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), được các Nhà lãnh đạo ký thông qua ngày 24/2/1976 tại Bali, In-đô-nê-xia nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất. Hiệp ước gồm 5 chương, 20 điều, nêu mục đích, nguyên tắc, cam kết của các quốc gia thành viên duy trì quan hệ thân thiện, hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Hiệp định đã đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở khu vực nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác giữa nhân dân các quốc gia tham gia Hiệp ước.Cùng với quá trình ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN, các Đối tác của ASEAN đã lần lượt tham gia vào Hiệp ước TAC. Do đó, Hiệp ước đã được sửa đổi 3 lần: lần thứ nhất vào ngày 15/12/1987 bằng nghị định thư mở rộng văn kiện cho các quốc gia ngoài Đông Nam Á tham gia vào TAC; lần thứ hai vào ngày 25/7/1998 với nghị định thư quy định sự đồng thuận cần thiết của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN để các quốc gia ngoài ASEAN có thể tham gia TAC; và lần thứ ba vào ngày 23/7/2010 bằng nghị định thư cho phép các tổ chức quốc tế/khu vực, trong đó có EU, tham gia TAC. Cùng với việc ký kết TAC, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất, các nước ASEAN cũng ra Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali), khẳng định các nỗ lực thúc đẩy hòa bình, tiến bộ, phồn vinh và phúc lợi của nhân dân các nước thành viên và cam kết mở rộng hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.
Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): Trong quá trình hội nhập và phát triển của Hiệp hội, hợp tác kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng, mở đầu với việc ký kết “Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Xinh-ga-po từ ngày 27-28/1/1992. Hiệp định đã tạo khuôn khổ căn bản cho hợp tác ASEAN trên sáu lĩnh vực, bao gồm: thương mại và công nghiệp; khoáng sản và năng lượng; tài chính và ngân hàng; lương thực, nông và lâm nghiệp; giao thông vận tải và bưu chính - viễn thông. Nhân dịp này, 5 nước thành viên ban đầu của ASEAN cũng ký thỏa thuận về lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN(AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.
Năm 1994: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập: Hợp tác về chính trị-an ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng được củng cố và phát triển. Một trong những kết quả tiêu biểu của quá trình này là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được khởi xướng và đi vào hoạt động từ tháng 7/1994, với sự tham gia của 18 nước trong và ngoài khu vực (bao gồm 6 nước thành viên ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Canađa, Liên minh châu Âu, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Papua Niu Ghinê). Đến nay ARF đã trở thành một diễn đàn an ninh thường niên và là một cơ chế quan trọng cho hợp tác chính trị-an ninh ở Đông Á, với 27 thành viên, gồm toàn bộ 10 Quốc gia Thành viên ASEAN, 10 bên đối thoại của ASEAN (Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Liên minh Châu Âu) và các nước Papua Niu Ghi-nê, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Pa-kix-tan, Băng-la-đét, Xri-lan-ka, Timo-Létxtê.
Năm 1995 ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ): Một trong những thành tố cơ bản của Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ năm 1971 là ý tưởng thiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, do những khó khăn nội bộ của các nước thành viên cũng như bối cảnh chính trị của khu vực, đề xuất chính thức của ý tưởng này chỉ được đưa ra vào giữa những năm 1980. Sau 10 năm đàm phán, Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí Hạt nhân được chính thức ký tại Băng-cốc ngày 15/12/1995, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ năm. Theo đó, các bên tham gia Hiệp ước không được phát triển, sản xuất, tìm cách sở hữu, kiểm soát hoặc lắp đặt vũ khí hạt nhân; không cung cấp nguồn hoặc các vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân cho các quốc gia không có vũ khí hạt nhân. Hiệp định được đi kèm một Nghị thư mở ngỏ cho sự tham gia của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ. Hiện nay các nước ASEAN đang tiến hành tham vấn, thúc đẩy 5 quốc gia này tham gia vào Nghị định thư.
Tháng 12/1997 ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020: nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hiệp hội, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần II (Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, tháng 12/1997) đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, nêu định hướng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tới mục tiêu xây dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Theo đó, Tầm nhìn ASEAN 2020 cũng nêu những mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan hệ đối ngoại. Đây là văn bản có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của Hiệp hội, đặt nền tảng cho việc hình thành và thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) : Trước những căng thẳng do tranh chấp trên biển Đông giữa một số nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Ngoại trưởng 10 nước ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán và ký Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) vào ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh. Tuyên bố nêu cam kết của các bên ký kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và thông qua đàm phán giữa các bên liên quan. Các bên cũng cam kết kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình; thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin, tổ chức đối thoại và trao đổi quan điểm giữa các quan chức quốc phòng, quân sự của các bên tranh chấp; đồng thời nghiên cứu và tiến hành các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Các nước ASEAN và Trung Quốc sau đó đã thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi DOC vào ngày 20/7/2011 tại Bali, In-đô-nê-xia, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 44. Quy tắc Hướng dẫn là văn bản tái khẳng định cam kết của các nước ASEAN và Trung Quốc trong việc thực thi đầy đủ và nghiêm túc DOC, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hợp tác xây dựng lòng tin và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Đây là một bước tiến có ý nghĩa đối với quá trình giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, tạo điều kiện để các bên tiến hành hợp tác xây dựng lòng tin, hướng tới xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên ở biển Đông.
Năm 2003 Thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II: Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 9 (Bali, In-đô-nê-xi-a, tháng 10/2003), ASEAN đã ra Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), chính thức hóa việc thực hiện ý tưởng về 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Tuyên bố khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội (ASCC); đồng thời cũng phác thảo những ý tưởng lớn của từng Cộng đồng.
Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) : Một mốc lớn khác trong tiến trình hội nhập và phát triển của ASEAN là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất, được tổ chức tại Cua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xia tháng 12/2005, với sự tham gia của nguyên thủ các nước thành viên ASEAN, Ốt-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu-Dilân. Tại Hội nghị này, Lãnh đạo các nước đã ký Tuyên bố chung về Cấp cao Đông Á, trong đó đề ra mục tiêu, nguyên tắc, lĩnh vực và các phương thức chính cho hoạt động của EAS. Theo đó, EAS sẽ là diễn đàn của các Lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á; là một tiến trình mở và thu nạp, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo; bổ sung và hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực khác hiện có, họp hàng năm do ASEAN chủ trì nhân dịp Cấp cao ASEAN. Lãnh đạo các nước đã nhất trí xác định 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên (trong số gần 20 lĩnh vực được đề cập đến trong thảo luận) gồm năng lượng, tài chính, giáo dục, thiên tai và bệnh dịch. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập EAS, Hội nghị Cấp cao EAS lần thứ 5 (tổ chức ngày 30/10/2010 tại Hà Nội) đã thông qua Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 5 năm thành lập tiến trình EAS, trong đó khẳng định lại các nguyên tắc, mục tiêu, thể thức và các lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong EAS. Theo đó, ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên, các Lãnh đạo EAS cũng nhất trí mở rộng hợp tác Diễn đàn ra các vấn đề chính trị-an ninh; tiến hành 2 nghiên cứu song song về khả năng thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á là CEPEA (Đối tác Kinh tế Toàn Diện Đông Á) và EAFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á). Hội nghị Cấp cao EAS-5 cũng ra quyết định mời Nga và Mỹ chính thức tham gia Cấp cao Đông Á bắt đầu từ Cấp cao EAS-6 cuối năm 2011 tại Indonesia.
Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (tổ chức ngày 19/11/2011 tại Bali, In-đô-nê-xia), Nga và Mỹ đã tham gia với tư cách Thành viên Chính thức của EAS. Các Lãnh đạo EAS đã ra « Tuyên bố EAS về các Nguyên tắc Quan hệ cùng có lợi. »
1/2007: Quyết định đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN: Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua, nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng động ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây).
11/2007: Hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, ASEAN đã nỗ lực xây dựng và Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13. Hiến chương ra đời, tạo tư cách pháp nhân cho ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế để gia tăng liên kết và hợp tác ASEAN, giúp xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. Sự ràng buộc về pháp lý cùng với sự đổi mới về bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động của ASEAN sẽ giúp thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác, làm cho ASEAN trở thành một thực thể chính trị-kinh tế ngày càng gắn kết hơn.
Ngày 15/12/2008: Hiến chương ASEAN có hiệu lực.
Tháng 2/2009: Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hủa hỉn, Thái Lan, bao gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa Xã hội ASEAN.
Kế hoạch công tác về Sáng kiến Liên kết ASEAN giai đoạn II (2009-2015), như một văn kiện kế tục Chương trình Hành động Viên chăn (VAP), giúp ASEAN đẩy mạnh các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, gia tăng liên kết khu vực và thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng cũng đã được thông qua dịp này.
Năm 2009: Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập.
Năm 2010: Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC): Để hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực năng động đang hình thành, các nước ASEAN đã nhất trí tăng cường kết nối ASEAN và giữa ASEAN với khu vực. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong đó đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân. Việc tăng cường kết nối có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ASEAN, tạo thuận lợi cho mạng lưới sản xuất chung, thúc đẩy thương mại nội khối, thu hút đầu tư vào khu vực; đồng thời tăng cường nữa gắn kết về văn hóa và lịch sử giữa các quốc gia thành viên.
Quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á cho Nga và Mỹ tham gia; Quyết định triệu tập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), gồm các BT QF ASEAN và 8 nước đối thoại. Uỷ ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) được thành lập.
11/2011 Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Tuyên bố Hòa hợp Bali III): Bên cạnh việc dành ưu tiên thực hiện hiệu quả và đúng hạn mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các quốc gia thành viên ASEAN cũng chú trọng các nỗ lực nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 tổ chức tại Bali, In-đô-nê-xia từ ngày 17-19/11/2011, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký thông qua “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu”. Tuyên bố khẳng định quyết tâm cũng như cam kết của các nước ASEAN xây dựng lập trường, quan điểm chung trong việc hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói của ASEAN tại các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…, qua đó đóng góp tích cực hơn vào các nỗ lực chung nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.
II. IMPORTANT MONEY IN THE DEVELOPMENT OF ASEAN:
August 8, 1967: The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) was established on the basis of the Bangkok Declaration with the goal of strengthening economic, cultural and social cooperation among its member countries. , creating conditions for countries to integrate more deeply with the region and the world.
1971: ASEAN issues a Declaration on a Zone of Peace, Freedom and Neutrality (ZOPFAN), emphasizing the determination of ASEAN countries to ensure recognition and respect for Southeast Asia as a region of peace, free and neutral, without interference in any form and manner by countries outside the region. Accordingly, Southeast Asian countries also pledged to coordinate efforts to expand areas of cooperation to contribute to further strengthening their strength, solidarity and close relationship.
1976: Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia (TAC) and Declaration of ASEAN Concord. The desire to promote regional peace and stability through respect for justice and the rule of law and enhance the regional resilience of ASEAN countries continues to be embodied in the Treaty of Amity and Cooperation in the East. South Asia (TAC), signed by the Leaders on 24 February 1976 in Bali, Indonesia on the occasion of the 1st ASEAN Summit. The treaty consists of 5 chapters and 20 articles, stating the purposes, principles and commitments of member states to maintain friendly relations, cooperation and peaceful settlement of disputes. The Agreement has laid the foundation for the development of standards of conduct among countries in the region in order to promote permanent peace, friendliness and cooperation among the peoples of the countries participating in the Treaty. In the process of ASEAN expanding ASEAN's external relations, ASEAN's Partners have in turn joined the TAC Treaty. Therefore, the Treaty has been amended three times: the first time on December 15, 1987 by a protocol to expand the instrument for countries outside Southeast Asia to participate in the TAC; the second time on 25/7/1998 with the protocol stipulating the necessary consensus of all ASEAN member states so that non-ASEAN countries can join the TAC; and the third time on July 23, 2010 with a protocol allowing international/regional organizations, including the EU, to join the TAC. Along with the signing of the TAC, at the first ASEAN Summit, ASEAN countries also issued the Declaration on ASEAN Concord (the Bali Declaration), affirming efforts to promote peace, progress and prosperity. and the welfare of the peoples of the member countries and commits to expanding ASEAN cooperation in the economic, social, cultural and political fields.
1992: Framework Agreement on Strengthening ASEAN Economic Cooperation and Agreement on ASEAN Free Trade Area (AFTA): In the process of integration and development of the Association, economic cooperation has always been a pillar. Importantly, starting with the signing of the "Framework Agreement on Enhancing ASEAN Economic Cooperation" on the occasion of the Fourth ASEAN Summit, held in Singapore from January 27-28, 1992. . The Agreement created the basic framework for ASEAN cooperation in six areas, including: trade and industry; minerals and energy; finance and banking; food, agriculture and forestry; transportation and post - telecommunications. On this occasion, the five original members of ASEAN also signed an agreement on the establishment of the ASEAN Free Trade Area (AFTA), laying an important foundation for expanding economic-trade cooperation and building the ASEAN Economic Community. future ASEAN Economic Community (AEC).
1994: ASEAN Regional Forum (ARF) was established: Political-security cooperation within ASEAN and between ASEAN and its partners has also been increasingly consolidated and developed. One of the typical results of this process is the ASEAN Regional Forum (ARF) which was initiated and put into operation in July 1994, with the participation of 18 countries inside and outside the region (including 6 ASEAN member states, USA, Japan, China, Russia, Canada, European Union, Australia, New Zealand, Vietnam, Laos, Korea and Papua New Guinea). To date, the ARF has become an annual security forum and an important mechanism for political-security cooperation in East Asia, with 27 members, including all 10 ASEAN Member States, 10 opposing dialogues of ASEAN (USA, Japan, China, Russia, India, Korea, Australia, New Zealand, Canada, European Union) and the countries of Papua New Guinea, Mongolia, North Korea, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Timor-Leste
In 1995, the Treaty on the Southeast Asian Nuclear Weapon-Free Zone (SEANWFZ) was signed: One of the basic elements of the 1971 Kuala Lumpur Declaration was the idea of establishing a Southeast Asian region free of nuclear weapons. have nuclear weapons. However, due to the internal difficulties of the member countries as well as the political context of the region, the formal proposal of this idea was only made in the mid-1980s. After 10 years of negotiations, the Treaty on a Nuclear Weapon-Free Southeast Asia Area was officially signed in Bangkok on December 15, 1995, on the occasion of the Fifth ASEAN Summit. Accordingly, the Parties to the Treaty shall not develop, manufacture, or attempt to possess, control or install nuclear weapons; does not provide nuclear resources or materials or equipment to countries that do not have nuclear weapons. The accord is accompanied by a Protocol open to the participation of nuclear-weapon states, including China, France, Russia, the United Kingdom and the United States. Currently, ASEAN countries are conducting consultations and promoting these 5 countries to join the Protocol.
In December 1997, ASEAN adopted the ASEAN Vision 2020: on the occasion of the 30th anniversary of the establishment of the Association, the 2nd Informal ASEAN Summit (Kuala Lampus, Malaysia, December 1997) approved the important document ASEAN Vision 2020, setting out major development orientations of ASEAN in the first decades of the 21st century, towards the goal of building a harmonious collection of peoples in East Asia. South Asia, living in peace, stability and prosperity, is bound together in a dynamic partnership and a community of caring societies. Accordingly, the ASEAN Vision 2020 also sets out specific goals in the fields of politics, security, economy, society, culture and foreign relations. This is a meaningful document for the development of the Association, laying the foundation for the formation and implementation of the goals of building the ASEAN Community.
2002: ASEAN and China signed the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC): Faced with tensions caused by disputes in the East Sea between some ASEAN member countries and China, the 10 ASEAN foreign ministers and China negotiated and signed the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) on November 4, 2002 in Phnom Penh. The Declaration states the commitment of the signatories to settle disputes by peaceful means, without the use of force and through negotiations between the parties concerned. The parties also pledged to exercise restraint and not complicate the situation; implementing confidence-building measures, holding dialogues and exchanging views between defense and military officials of the disputing parties; simultaneously research and conduct cooperative activities in the fields of marine environmental protection, marine scientific research, maritime safety and communication, search and rescue and transnational crime prevention. nation. ASEAN countries and China subsequently adopted the Guidelines for the Implementation of the DOC on July 20, 2011 in Bali, Indonesia, on the sidelines of the 5th ASEAN Foreign Ministers Meeting (AMM) 44. The Guiding Rules are a document that reaffirms the commitment of ASEAN countries and China to the full and rigorous implementation of the DOC, promote peace, stability, security and safety of navigation, cooperate in building trust and settle disputes by peaceful means on the basis of international law, especially the United Nations Convention on the Law of the Sea. United Nations (UNCLOS). This is a meaningful step forward in the process of settling disputes in the East Sea, creating conditions for the parties to cooperate in building trust, towards building a valid Code of Conduct (COC). legally binding on the parties in the East Sea.
2003 Adoption of Declaration on ASEAN Concord II: At the 9th Summit (Bali, Indonesia, October 2003), ASEAN issued the Declaration of ASEAN Concord II (Bali, Indonesia, October 2003). also known as the Bali Declaration II), formalizing the implementation of the idea of the three pillars of the ASEAN Community. The Declaration affirms the determination of ASEAN countries to build an ASEAN Community based on three pillars: Security Community (ASC), Economic Community (AEC) and Socio-Cultural Community (ASCC); It also outlines the big ideas of each Community.
2005: East Asia Summit (EAS): Another major milestone in ASEAN's integration and development process was the first East Asia Summit (EAS), held in Kuala Lumpur. po, Malaysia in December 2005, with the participation of the heads of ASEAN member states, Australia, China, India, Japan, Korea and New Zealand. At this meeting, the leaders of the countries signed the Joint Statement on the East Asia Summit, which set out the objectives, principles, areas and main methods for the operation of the EAS. Accordingly, the EAS will be a forum for Leaders to dialogue on strategic issues to support the goal of community building in East Asia; is an open and inclusive process in which ASEAN plays a leading role; supplement and support other existing regional forums, meeting annually chaired by ASEAN on the occasion of the ASEAN Summit. Leaders of the countries agreed to identify five priority areas of cooperation (out of nearly 20 areas mentioned in the discussion) including energy, finance, education, natural disasters and epidemics. On the occasion of the 5th anniversary of the establishment of the EAS, the 5th EAS Summit (held on October 30, 2010 in Hanoi) adopted the Hanoi Declaration celebrating the 5th anniversary of the establishment of the EAS process, in which reaffirm the principles, objectives, modalities and priority areas of cooperation in the EAS. Accordingly, the EAS will be a forum for Leaders to dialogue on strategic issues to support the goal of community building in East Asia; is an open and inclusive process in which ASEAN plays a leading role; supplement and support other existing regional forums, meeting annually chaired by ASEAN on the occasion of the ASEAN Summit. Leaders of the countries agreed to identify five priority areas of cooperation (out of nearly 20 areas mentioned in the discussion) including energy, finance, education, natural disasters and epidemics. On the occasion of the 5th anniversary of the establishment of the EAS, the 5th EAS Summit (held on October 30, 2010 in Hanoi) adopted the Hanoi Declaration celebrating the 5th anniversary of the establishment of the EAS process, in which reaffirm the principles, objectives, modalities and priority areas of cooperation in the EAS. Accordingly, in addition to the five priority areas, the EAS Leaders also agreed to expand the Forum's cooperation on political-security issues; conducted two parallel studies on the possibility of establishing an East Asian Free Trade Area, namely CEPEA (Comprehensive Economic Partnership for East Asia) and EAFTA (East Asia Free Trade Area). The EAS-5 Summit also decided to invite Russia and the US to officially join the East Asia Summit starting from the EAS-6 Summit at the end of 2011 in Indonesia.
At the 6th East Asia Summit (held on November 19, 2011 in Bali, Indonesia), Russia and the United States joined as Full Members of the EAS. The EAS Leaders issued the « EAS Declaration on Principles of Mutual Relation. »
January 2007: Decision to speed up the process of building the ASEAN Community and formulating the ASEAN Charter: To keep up with the rapid and complex changes of the international and regional situation as well as on the basis of the ASEAN's achievements in the past 40 years, especially the implementation of the Vientiane Action Program (VAP), the leaders of ASEAN countries in January 2007 were determined to accelerate the process of internal integration based on the legal basis. is the ASEAN Charter, agreed for the goal of forming the ASEAN Community by 2015 (instead of 2020 as previously agreed).
November 2007: Towards the goal of building a community, ASEAN made great efforts to develop and the ASEAN Charter was signed on November 20, 2007 at the 13th ASEAN Summit. The Charter was born, creating legal status. for ASEAN as a regional cooperation organization; At the same time, it also creates a legal basis and institutional framework to increase ASEAN connectivity and cooperation, helping to build ASEAN into a more cohesive and more effective organization, first of all, supporting the goal of shaping ASEAN. into the ASEAN Community. The legal binding together with the innovation of ASEAN's organizational structure and operation mode will help to strictly implement the agreements, improve the quality and efficiency of cooperation, and make ASEAN a reality. political and economic bodies are becoming increasingly integrated.
December 15, 2008: The ASEAN Charter came into force.
February 2009: The ASEAN Community Building Roadmap was approved by ASEAN Leaders at the 14th ASEAN Summit in Hua Hin, Thailand, including Master Plans for Building Pillar Communities Political-Security, Economic and Socio-Cultural ASEAN.
The Work Plan on ASEAN Integration Initiative Phase II (2009-2015), as a successor to the Veterinary Action Program (VAP), helps ASEAN accelerate efforts to narrow the development gap. Increased regional linkages and successful implementation of Community building goals were also adopted on this occasion.
2009: The ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights (AICHR) was established.
2010: Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC): In order to effectively support the integration process and build the ASEAN Community, while ensuring ASEAN's central role in the dynamic regional architecture, ASEAN countries have agreed to strengthen connectivity between ASEAN and between ASEAN and the region. At the 17th ASEAN Summit held in December 2010 in Hanoi, ASEAN Leaders adopted the Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC), which sets out specific measures to connecting ASEAN in terms of infrastructure, institutions and people. The enhancement of connectivity is of great significance, supporting economic growth in ASEAN, facilitating the common production network, promoting intra-regional trade, and attracting investment into the region; at the same time further strengthening cultural and historical ties among member countries.
Deciding to expand the East Asia Summit for Russia and the US to participate; Decision to convene the ASEAN Defense Ministers' Meeting Plus (ADMM+), including the ASEAN QF BTs and 8 dialogue countries. The Committee to Promote and Defend the Rights of Women and Children (ACWC) was established.
11/2011 Bali Declaration on the ASEAN Community within the ASEAN Community within the Global Community of Nations (Bali Declaration of Concord III): In addition to prioritizing the effective and timely implementation of the Community building objective ASEAN in 2015, ASEAN member states also focused on efforts to enhance the role and position of the Association in the international arena. On that basis, at the 19th ASEAN Summit held in Bali, Indonesia from November 17 to 19, 2011, ASEAN Leaders signed and ratified the "Bali Declaration on ASEAN Community within the Global Community of Nations”. The Declaration affirms the determination and commitment of ASEAN countries to build common stances and views in cooperation in response to global issues; enhancing ASEAN's role and voice in international mechanisms such as the United Nations (UN), the World Trade Organization (WTO), the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC),..., thereby contributing more actively to joint efforts to maintain a peaceful and stable environment for development in the region as well as in the world.
NGUỒN Ở ĐÂY NEK
THANK YOU MN
2021-10-22T07:26:39Z
Nina..ng | Vote: 01 vote nhen^^
S e lm đc cái idea này hay zãy-.-
2021-10-22T07:28:03Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 1cảm ơn cj^^
e thấy cs một bn bảo mún bt lịch sử của ASEAN nên e mới lm dc
2021-10-22T07:30:00Z
Nina..ng | Vote: 0Kcj e^^
Đỉnh zãy-.-
2021-10-22T07:31:42Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 1^-^
cs đỉnh j đâu
2021-10-22T07:34:54Z
tracie.bik.bayy_ | Vote: 01 vote nhee.
2021-10-22T07:28:33Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0cảm ơn cj nhee
2021-10-22T07:30:20Z
[deactivated user]| Vote: 01 vote nha em
2021-10-22T07:28:50Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0cảm ơn cj
_-Phedra-_
nhoa2021-10-22T07:30:49Z
_Me_not_qoau_ | Vote: 0vote nha
2021-10-22T07:29:22Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0cảm ơn nha
2021-10-22T07:31:13Z
Ami2k...-Zy2k... | Vote: 01 vote nha chị ^^
2021-10-22T07:31:57Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0camon e nhoa ^^
2021-10-22T07:34:20Z
Ami2k...-Zy2k... | Vote: 0Mà sao chị làm được cái chữ nguồn màu xanh vậy ạ
2021-10-22T07:36:15Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0như zầy nek
[nội dung e mún ghi](nguồn)
2021-10-22T07:40:17Z
TramAnh2k13 | Vote: 01votenhencj
2021-10-22T07:34:16Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0camon e nhen
2021-10-22T07:35:28Z
Ami2k...-Zy2k... | Vote: 0Chị đổi avatar rùi ạ
2021-10-22T07:38:09Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0ukm
2021-10-22T07:40:48Z
Ciara_2k8 | Vote: 01 vote nek:))
Qua ủng hộ rồi đóa
2021-10-22T08:20:06Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0cảm ơn nek:))
cảm ơn cj thêm đóa nhoa
2021-10-23T02:12:47Z
Ciara_2k8 | Vote: 0kcj
2021-10-23T14:00:20Z
Ciara_2k8 | Vote: 0kcj
2021-10-23T14:00:29Z
erbilphuong | Vote: 0Hay quá
2021-10-22T08:30:56Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0thanks
2021-10-23T02:13:05Z
.do_cap_bar_nhos | Vote: 0tuần trước mới hok về ASEAN xong:))
3 vote uy tín nè;.;
2021-10-22T13:32:13Z
Yuki-chan_Kazuha | Vote: 0ukm
cảm ơn nhìu nha
2021-10-23T02:13:36Z