rou_san
Vote: 0
Ánh đất mờ đi. Trong thuật ngữ thiên văn học, "ánh đất" chỉ sự phản chiếu ánh sáng Mặt Trời từ hành tinh của chúng ta trở lại không gian. Hiện tượng này có thể đo lường bằng cách quan sát phần tối của đĩa Mặt Trăng - phần không được Mặt Trời chiếu sáng.
Một nghiên cứu công bố vào tháng 8 năm nay đã xem xét các phép đo trong hai thập kỷ và phát hiện một điều bất ngờ: ánh đất đang yếu đi. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu khiến Trái Đất ít mây hơn, thứ phản chiếu nhiều ánh sáng hơn so với mặt biển.
Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu. Một hành tinh ít phản xạ hơn có nghĩa là nhiều năng lượng Mặt Trời đi tới bề mặt Trái Đất hơn và tạo ra nhiều bức xạ nhiệt hơn. Khi mật độ khí nhà kính ngày càng tăng trong khí quyển, bức xạ nhiệt bị mắc kẹt nhiều hơn khiến hành tinh của chúng ta nóng hơn. Ảnh: NASA
Các cực đang dịch chuyển. Biến đổi khí hậu cũng khiến Trái Đất dễ "lung lay" hơn. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến một hiện tượng được gọi là trôi dạt cực. Sử dụng dữ liệu vệ tinh từ sứ mệnh GRACE của NASA, các nhà khoa học nhận thấy sự thay đổi không thể nhầm lẫn tại hai cực quay của hành tinh.
Không phải lúc nào Trái Đất cũng quay trên một trục chạy qua hai cực của nó. Thay vào đó, nó chao đảo bất thường theo thời gian, trôi về phía Bắc Mỹ trong suốt phần lớn thế kỷ 20 (mũi tên màu xanh lá cây). Hướng đó đã thay đổi đáng kể do biến động khối lượng nước trên Trái Đất, gây ra bởi băng tan ở Greenland và Nam Cực. Ảnh: NASA
Lớp vỏ Trái Đất đang dịch chuyển. Không chỉ hai cực, lớp vỏ của Trái Đất cũng đang chuyển động. Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và mô hình máy tính để xem băng tan tác động như thế nào đến vỏ Trái Đất. Băng đóng vai trò như một cái chặn giấy, gây áp lực lên hành tinh để giữ cho phần lớn mọi thứ ở đúng vị trí. Khi băng mất đi, lớp vỏ vừa bị kéo lên trên vừa dịch chuyển theo chiều ngang. Chuyển động đó tính bằng milimet mỗi năm. Ảnh: David McNew
"Cổng địa ngục" xuất hiện. Có nhiều cách mà biến đổi khí hậu tạo ra cảnh tượng đáng kinh ngạc, trong số đó có sự xuất hiện của những miệng hố khổng lồ giống như cánh cổng xuống địa ngục. Các nhà khoa học đã ghi nhận ngày càng nhiều miệng hố mới trên lãnh nguyên Siberia, có khả năng được hình thành từ các vụ nổ khí tích tụ trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu.
Khí tích tụ có nguồn gốc từ đâu? Tầng đất đóng băng vĩnh cửu rất giàu methane. Khi nhiệt độ tăng, băng tan chảy sẽ giải phóng nó và tạo ra các túi khí trong lòng đất. Khi vượt quá giới hạn, chúng sẽ phát nổ. Tuy nhiên, tác động sau đó còn đáng lo ngại hơn. Methane là một loại khí nhà kính và khi kết thúc trong bầu khí quyển, nó tạo ra bẫy bức xạ khiến hành tinh nóng lên. Ảnh: AFP
Cua ngày càng lớn hơn. Trong một nghiên cứu vào năm 2013, các nhà khoa học đã bơm CO2 vào một bể nước đầy, sau đó thả một số con cua và hàu vào. Cảnh tượng sau đó được mô tả giống như "sư tử xé xác cừu non". Những con cua điên cuồng cạy vỏ hàu để ngấu nghiến con mồi.
Vì vậy, sự gia tăng carbon trong khí quyển, thứ cuối cùng lắng đọng vào đại dương, thực sự có thể khiến cua, tôm và tôm hùm trở nên háu ăn và phát triển lớn hơn về mặt kích thước. Cua lớn hơn không chỉ do thức ăn. Lượng carbon tăng lên còn kích thích chúng lột xác thường xuyên, qua đó phát triển nhanh hơn. Ảnh: Justin Sullivan
Sóng lớn hơn ở Bắc Cực góp phần hình thành mây. Bắc Cực không còn xa lạ với biến đổi khí hậu. Nó ấm lên nhanh gấp gần ba lần so với phần còn lại của thế giới. Băng biển ít hơn có nghĩa là mặt nước thoáng hơn, tạo điều kiện cho sóng lớn hình thành. Chỉ riêng điều đó đã là một phát hiện đáng chú ý, nhưng thứ khiến nó được liệt kê vào danh sách này là những con sóng có thể tác động tới tận các đám mây.
Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay cho thấy vùng nước mở ở Bắc Cực thu hút nhiều sinh vật cực nhỏ đến sống trên bề mặt. Sóng lớn đánh bật những sinh vật tí hon đó vào không khí và được gió đưa lên cao, nơi chúng trở thành hạt nhân để nước hình thành xung quanh và biến thành các tinh thể băng, góp phần tạo ra các đám mây. Ảnh: AFP
Trọng lực thay đổi. Đúng vậy! Ngay cả những thứ vô hình như trọng lực cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tình trạng mất băng - đặc biệt là ở khu vực Tây Nam Cực - và cạn kiệt nguồn nước ngầm là nguyên nhân khiến trọng lực thay đổi. Hình ảnh trên hiển thị các dị thường trọng lực. Sự khác biệt về màu sắc và độ cao bề mặt thể hiện cường độ của trọng lực ở khu vực đó. Ảnh: NASA Mặt Trăng làm trầm trọng thêm tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Climate Change vào đầu năm nay tiết lộ rằng chúng ta đang bước vào một chu kỳ 18,6 năm liên quan đến Mặt Trăng, khiến các đại dương dâng cao hơn. Kết hợp với sự gia tăng mực nước biển do biến đổi khí hậu, chúng tạo những trận lũ lớn hơn. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là bờ biển Bắc Mỹ. Ảnh: AFP
Băng rung chuyển nhiều hơn. Biến đổi khí hậu đang khiến những tảng băng mất ổn định. Các nhà khoa học đã ghi nhận động đất gia tăng từ Alaska đến Nam Cực. Chúng có thể xảy ra theo chu kỳ đóng băng-tan băng, hoặc khi những khối băng sụp đổ. Phát hiện này sẽ giúp dự đoán chính xác hơn số phận của các thềm băng cũng như tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Ảnh: AP
Sông đổi màu. Những con sông ở Mỹ không còn như trước nữa. Ngoài việc bị tàn phá bởi hạn hán, một báo cáo vào đầu năm nay cho thấy một phần ba các con sông ở Mỹ đã đổi màu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh từ năm 1984 đến năm 2018 để lập danh mục các con sông dài hơn 2 km trên khắp đất nước.
Kết quả cho thấy những thay đổi lớn đang diễn ra. Các nhà khoa học suy đoán rằng tác động từ dòng chảy nông nghiệp, biến động dòng chảy của chính các con sông và nhiệt độ nước gia tăng do biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng sông đổi màu không nhất thiết có nghĩa là chúng đang suy thoái. thanks
2021-11-28T04:10:18Z
me_co_quau | Vote: 1vote
2021-11-28T11:36:05Z
rou_san | Vote: 0thanks
2021-11-28T13:43:33Z