immigrationlaw
Vote: 0
Mình học về "Aristotle ethical theory" ở đoạn đang nói về hạnh phúc thật sự của con người là gì, trong đó họ đưa ra hai thuật ngữ là extrinsic value và intrinsic value. Theo như từ điển thì extrinsic value là giá trị ngoại lai, còn intrinsic value là giá trị thực chất. Nhưng mình không hiểu nó như thế nào.
Ai có thể giải thích cho mình biết nó là gì không, không phải dịch nghĩa... mà là giải thích.
2015-02-26T04:18:46Z
Melody240861 | Vote: 1Hi, theo mình thì một phần nó giống như: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", extrinsic value là nước sơn còn intrinsic value là gỗ :p. Một phần khác lại giống như: Con người chỉ hạnh phúc thực sự khi bản thân họ luôn thấy yên bình, thanh thản, yêu và trân trọng mọi thứ họ đang có, chứ không phải họ nghĩ rằng khi họ có thứ này, có thứ kia thì họ sẽ hạnh phúc hơn, rồi đến khi có được rồi họ vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc và lại muốn thêm nữa, thêm nữa (những thứ bên ngoài tâm hồn họ như nhiều của cải hơn, nhiều hàng hiệu hơn, nhiều người yêu hơn,...) :D.
2015-02-26T05:26:06Z
immigrationlaw | Vote: 0Vậy có giống như là giá trị vật chất (material value) và giá trị tinh thần (moral value) không nhỉ?
2015-02-26T12:49:44Z
Melody240861 | Vote: 3Hi, đọc lại thì thấy viết hơi bị nhầm từ một tí, đoạn lên xuống, xuống lên ấy, hy vọng bạn không hiểu nhầm ý.
2015-02-26T15:53:26Z
Melody240861 | Vote: 2Hi, mình nghĩ khác một chút, có thể không chuẩn lắm nhưng mình thử đưa ra hai VD để cùng trao đổi nhé.
VD1: A yêu B, đối với A thì: Tình cảm A dành cho B là IValue Tình cảm B dành cho A là EValue Cả hai đều khái niệm trên đều là gía trị tinh thần. Nếu A nghĩ theo hướng dù B có yêu A hay không thì được yêu B đã là một hạnh phúc với A thì A sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc vì trong cuộc đời đã được gặp B, được B làm cho con tim mình thổn thức, hạnh phúc vì được yêu B, bla bla, haha. Ngược lại A nghĩ theo hướng B phải yêu A thì A mới hạnh phúc thì A có khó có được hạnh phúc vì tình cảm của B là giá trị bên ngoài đối với A, A không quyết định được, không kiểm soát được.
VD2: Giá trị (coi như IValue) và giá cả (thường gọi là giá, coi như EValue), hai khái niệm này rất dễ nhầm lẫn.
Vàng có giá trị hay còn gọi là giá trị sử dụng do đặc tính lý hóa ưu việt của nó, sự ứng dụng trong nhiều ngành nghề của nó Còn giá cả của vàng do các yếu tố thị trường quyết định, lúc lên lúc xuống Nhưng chúng ta đều hiểu rằng không phải lúc giá cả vàng lên thì giá trị sử dụng của vàng kém đi (dễ bị ăn mòn hơn, khó gia công hơn hay kém đẹp hơn,... :D) hay khi giá vàng lên thì ngược lại. Bởi vì vàng có giá trị sử dụng từ khi nó là VÀNG, giá trị đó không bị xác định bởi giá cả. Dù giá vàng có rẻ hơn sắt thì giá trị sử dụng của nó trong một số ngành vẫn hơn sắt, nó vẫn không bị gỉ như sắt, dẫn điện tốt hơn sắt, mềm dẻo và dai hơn sắt.
Aristotle là một nhà triết học nên có lẽ cần phải hiểu theo hướng triết học một tí :D. Hy vọng đóng góp được đôi chút cho bạn!
P/S: hình như bạn là du học sinh?
2015-02-26T15:50:38Z
immigrationlaw | Vote: 0Ồ hay quá! Cảm ơn bạn. Ví dụ thứ hai dễ hiểu hơn. Thật ra giáo sư đã giảng rất nhiều, nhưng văn hóa nói của nước Mỹ đối với mình còn rất khác biệt... thật ra là bấp bênh với nền văn hóa Á Đông sẵn có trong mình nên những giải thích của cô cứ rối mù lên. >_<
2015-02-27T04:45:03Z
Melody240861 | Vote: 0Thank you for your lingots! :)
2015-02-28T03:20:03Z
immigrationlaw | Vote: 1Ai đó đã tặng bạn 10 lingots, không phải mình. Nhưng bạn xứng đáng để có thêm 10 lingots nữa.
2015-03-01T02:27:30Z
Melody240861 | Vote: 0Vậy cảm ơn bạn lần nữa :D. Mà hình như ko có cách để biết ai tăng lingot cho mình thì phải, cả upvote lẫn downvote nữa.
2015-03-01T08:01:24Z
immigrationlaw | Vote: 0Mình cũng tò mò nếu được ai đó -vote, nhưng chịu... người bí ẩn.
2015-03-02T02:35:41Z